Trám răng

  • Trám răng thẩm mỹ là phương án giúp khắc phục những khiếm khuyết của răng như: răng sâu, răng vỡ mẻ, răng thưa, hình dạng răng bất thường…Hiện nay, có nhiều phương pháp trám răng khác nhau như trám với vật liệu Amalgam, vàng hoặc Composite,…. Trong đó, trám răng bằng Composite là phương án phổ biến nhất hiện nay.
  1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN TRÁM RĂNG?

Trám răng được chỉ định với 2 mục đích là điều trị và phòng ngừa. Thông thường, các trường hợp dưới đây cần phải trám răng:

  • Răng bị mòn
  • Răng bị vỡ mẻ nhẹ do tai nạn, chấn thương
  • Răng có màu sậm, không đều màu thì trám răng có thể cải thiện màu sắc
  • Răng bị sâu và có nhiều rãnh đen

Răng bị sâu và có nhiều rãnh đen  

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện trám răng. Bạn cần đến nha khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

  1. QUY TRÌNH TRÁM RĂNG THẨM MỸ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN

Quy trình trám răng được diễn ra tuần tự theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp (Composite resin có hoặc không có kết hợp với che tủy, trám lót bằng ciment).

  • Bước 2: Sửa soạn xoang trám

Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám.

  • Bước 3: So màu răng 

Bước so màu răng diễn ra để lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.

  • Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

  • Bước 5: Trám răng

Thực hiện quy trình trám răng thẩm mỹ qua các bước tiêu chuẩn: xoi mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).

  • Bước 6: Kiểm tra lại

Kiểm tra và mài chỉnh những điểm vướng cộm sau khi trám.

  • Bước 7: Hoàn thiện quy trình trám răng

Đánh bóng miếng trám và cho bệnh nhân xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ.

Quy trình trám răng thẩm mỹ hiệu quả và an toàn

  1. LỢI ÍCH SAU KHI THỰC HIỆN TRÁM RĂNG

Trám răng là một phương án đơn giản, nhanh chóng và chi phí rẻ, thế nhưng không vì vậy mà nó không mang lại nhiều lợi ích:

  • Cải thiện tính thẩm mỹ

Có bao giờ bạn nghĩ đến việc chiếc răng cửa của mình mẻ đi một mảnh, khiến bạn ngại không dám nở nụ cười khi giao tiếp? Do đó, trám răng sẽ giúp lấy lại hình dáng một chiếc răng nguyên vẹn, cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng và cả khuôn mặt.

Răng sau khi trám

  • Cải thiện chức năng ăn nhai

Những chiếc răng hàm bị sâu thường sẽ gây ra mùi hôi miệng và đau nhức, nhất là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu răng càng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Trám răng sẽ lấp đầy những lỗ sâu răng này, giúp bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không sợ tình trạng này nữa. Đồng thời, hệ tiêu hóa cũng không còn phải làm việc quá sức vì răng khó ăn nhai nữa.

  • Điều trị bệnh lý trên răng

Không những cải thiện chức năng ăn nhai, răng được trám sẽ đồng thời ngăn ngừa được sự tấn công trở lại của vi khuẩn. Từ đó giúp răng cứng chắc, khỏe mạnh hơn cũng như không còn bị sâu răng nữa.

  1. CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI TRÁM

Sau khi trám răng, đừng chủ quan rằng bạn sẽ không bị sâu răng hoặc các vấn đề khác một lần nữa. Do đó, bạn cần có chế độ chăm sóc răng thật hợp lý.

  • Trong vòng khoảng 2 giờ sau khi trám răng, bạn nên tránh ăn uống để vật liệu trám có thời gian khô cứng và cố định hoàn toàn trên răng.
  • Không nên sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh bởi một số vật liệu trám như Amalgam có thể dẫn nhiệt, khiến cho răng bị ê buốt.
  • Để giữ cho răng trám cũng như những răng khác sử dụng được lâu hơn, bạn nên hạn chế những thức ăn đồ uống như cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga,… bởi chúng có thể làm răng nhanh chóng bị xỉn màu.
  • Các thức ăn cứng, dai cũng nên hạn chế vì chúng có thể làm cho vật liệu trám bị bong tróc và rơi ra ngoài.
  • Bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách như: chải răng 2 lần sáng tối, sử dụng bàn chải mềm và thay bàn chải 3 tháng/lần. Chú ý chải dọc thân răng, không nên chải ngang bởi có thể gây mòn cổ chân răng,…
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra và có phương án điều trị nhanh chóng.

Tái khám định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề răng miệng nói chung và những răng trám nói riêng

  1. CÁC VẤN ĐỀ SAU KHI TRÁM RĂNG

Dù trám răng là một kỹ thuật đơn giản, nhưng vẫn có một số trường hợp gặp các vấn đề sau khi trám răng, như:

  • Răng trở nên nhạy cảm và ê buốt 

Một số trường hợp, răng sẽ trở nên nhạy cảm và ê buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như do bạn đã trám răng vàng gần chiếc răng trám Amalgan, mài vát răng quá sâu… Tình trạng ê buốt sẽ giảm và dứt hẳn sau vài ngày nên bạn không cần phải quá lo lắng.

  • Phản ứng với vật liệu trám 

Các ghi nhận về trường hợp phản ứng với vật liệu trám không nhiều, thế nhưng không đồng nghĩa với việc là điều này không xảy ra. Thông thường, với những ca trám răng bằng bạc sẽ dễ xảy ra phản ứng do có thành phần thủy ngân. Các phản ứng thường sẽ là phát ban, ngứa,… Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn nên gặp bác sĩ nha khoa để được chữa trị ngay.

  • Vết trám bị bong tróc, rơi ra ngoài

Vết trám có thể bị bong tróc, rơi ra ngoài nếu như bạn nhai quá mạnh, hay ăn đồ ăn cứng, dai hoặc không kiêng cử ăn uống trong vòng khoảng 2 giờ sau khi trám.

Nghiêm trọng hơn, viêm tủy răng hoặc áp xe răng có thể xảy ra nếu như vùng trám không còn và không có công dụng ngăn chặn được vi khuẩn nữa.

​6. TRÁM RĂNG GIỮ ĐƯỢC BAO LÂU

Trung bình, trám răng sẽ giữ được từ 2 – 5 năm. Tùy theo cách bạn chọn vật liệu trám nào, tình trạng răng, vị trí trám cũng như tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng mà mỗi người sẽ có khoảng thời gian sử dụng khác nhau.

  • Vật liệu trám 

So với vật liệu trám Composite, Amalgam có độ bền cao hơn, tuy nhiên lại không có tính thẩm mỹ. Đồng thời, Amalgam dễ bị kích ứng khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu những răng ở bên ngoài như răng cửa, răng nanh thì nên lựa chọn Composite để thẩm mỹ tốt hơn, còn răng hàm thì nên chọn Amalgam để bền chắc hơn.

  • Tình trạng răng trước đó

Đối với những răng bị chết tủy, đã lấy tủy trước đó thì khả năng sử dụng miếng trám lâu dài sẽ thấp hơn. Các răng ít hư tổn, sâu nhẹ thì có thể duy trì được lâu hơn, thậm chí là trọn đời.

  • Vị trí trám 

Những răng hàm khi trám răng sẽ có diện tích tiếp xúc rộng hơn, do đó vật liệu trám có thể bám chắc chắn hơn vào răng thật. Ngược lại, đối với răng cửa hay răng nanh thì diện tích tiếp xúc hẹp, dễ bong và rơi ra ngoài.

  • Tay nghề của bác sĩ 

Bên cạnh những khía cạnh trên, tay nghề của bác sĩ cũng là một vấn đề cần lưu ý và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của răng trám. Nếu tay nghề bác sĩ không cao, trám ẩu thì rất có thể miếng trám sẽ rơi chỉ sau một vài ngày sử dụng.

Tay nghề của bác sĩ 

  1. VÌ SAO NHA KHOA QUỐC TẾ AE LÀ ĐỊA CHỈ TRÁM RĂNG THẨM MỸ UY TÍN TOP ĐẦU?

Không phải ngẫu nhiên mà Nha khoa quốc tế AE trở thành địa chỉ trám răng thẩm mỹ tuy tín nhất Đức Trọng- Lâm Đồng và các khu vực lân cận tin tưởng trong thời gian qua mà đó là kết quả của một quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng của tập thể y bác sĩ. Chúng tôi luôn cố gắng mang lại cho khách hàng những giá trị hoàn hảo nhất sau mỗi ca trám răng.

Nha khoa quốc tế AE hiểu rằng một ca trám răng thẩm mỹ thành công phải đạt được cả 2 yếu tố: tính thẩm mỹ cao và khả năng nhai nghiền thức ăn tốt. Chính vì vậy, đội ngũ y bác sĩ Nha khoa quốc tế AE luôn cân chỉnh tỉ lệ răng chuẩn xác, khéo léo trám bít hố răng kín, phục hình cấu trúc răng y như thật, giúp khớp cắn trùng khít với nhau, mang lại cho bạn những chiếc răng trám hoàn hảo trên từng Milimet.

Toàn bộ vật liệu trám nha khoa như Composite, G.I.C hoặc miếng trám sứ cao cấp tại Nha khoa quốc tế AE đều được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Xuất xứ đảm bảo an toàn và tương thích với răng, không gây bất kì biến chứng hay tác dụng phụ nào.

  1. TRÁM RĂNG THẨM MỸ HẠN CHẾ TỐI ĐA CẢM GIÁC ĐAU NHỨC

Với kĩ thuật xử lý bề mặt răng khéo léo, đội ngũ y bác sĩ Nha khoa quốc tế AE hạn chế tối đa xâm lấn, không ảnh hưởng  đến các dây thần kinh răng nên hạn chế tối đa cảm giác đau nhức.

Với các trường hợp sâu răng nhẹ, sứt mẻ, trám răng thưa hoặc cổ răng bị mòn thì bác sĩ sẽ không can thiệp nhiều về cấu trúc răng nên bạn sẽ không có cảm giác đau đớn nào trong suốt quá trình trám răng thẩm mỹ.

Với các trường hợp răng sâu đục lỗ sát tủy hoặc sâu đục tủy: Trước khi xử lý các phần răng sâu bị hoại tử, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ nên bạn hoàn toàn không có bất kì cảm giác nào. Sau khi trám, một số bạn cơ địa răng nhạy cảm sẽ có cảm giác hơi ê buốt trong một vài ngày đầu. Tuy nhiên, chỉ cần chăm sóc răng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì cảm giác này sẽ dần biến mất.

Hãy liên hệ ngay với bộ phận lễ tân để nhận thông tin tư vấn gói định kỳ:

Hotline: 0962.658.745

Email: Nhakhoaquocteae@gmail.com

Đăng ký khám ngay

 

Share:
Leave comment

Địa chỉ phòng khám

105 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Hotline

0962.658.745 - 0332.668.562

Giờ làm việc

Thứ 2 – thứ 7: 8h00 – 19h00, chủ nhật 8h00 - 17h00

Đặt lịch hẹn

Nhakhoaquocteae@gmail.com